- Đỉnh răng cưa và 2 bên me bị mòn.
- Kỹ thuật ăn phôi của lưỡi bị sai. Chúng ta nên cho lưỡi ăn phôi từ từ sau đó mới tăng dần.
- Tốc độ lưỡi quá nhanh làm tăng mà sát và sinh nhiệt khiến răng nhanh bị mòn
- Cưa cắt các loại vật liệu quá cứng so với độ cứng lưỡi.
- Không cung cấp dung dịch làm mát cho lưỡi
2. Bị mòn ở 2 bên bề mặt lưỡi cưa.
- Do thanh dẫn hướng kẹp lưỡi cưa bị sai lệch dẫn đến ma sát giữa lưỡi và vị trí kẹp.
- Chọn độ rộng lưỡi cưa không phù hợp với độ rộng của thanh dẫn hướng
- Vị trí cắt tiếp theo trùng với vị trí cũ dẫn đến mòn
3. Bị mòn chỉ 1 trong 2 bề mặt của lưỡi và răng cưa.
- Bị mòn 1 phía của bánh đà hoặc dẫn hướng bị gắn không đúng kỹ thuật
- Kiểm tra lại tấm kẹp lưỡi cưa xem có bất thường.
- Kỹ thuật vận hành bị sai do đặt lưỡi cưa không vuông góc với vật liệu tiếp xúc.
- Sự va quẹt giữa răng cưa và chổi quét hoặc tấm chắn bảo vệ.
4. Bị bể hoặc gãy răng cưa.
- Qúa trình cho lưỡi cắt vật liệu không đúng cách.
- Các bước chọn lưỡi cưa không phù hợp với vật liệu.
- Kẹp vật liệu không đúng cách.
- Răng cưa bị va phải vào điểm cứng của vật liệu.
5. Răng lưỡi bị gãy
- Do kỹ thuật đưa lưỡi ăn phôi quá nhanh gây xóc lưỡi
- Vật liệu phôi bị dịch chuyển trong khi cắt gây đá lưỡi
- Lựa chọn bước răng không đúng so với vật liệu
- Không có dung dịch làm mát
- Bị cấn vật cứng trong vật liệu cần cắt
- Tốc độ chạy của lưỡi quá thấp nên không đủ khả năng cắt vật liệu gây vấp lưỡi
Trên đây là những lỗi thường gặp mình chia sẻ. Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đây là những nguyên nhân cơ bản cần nhận biết để có hướng xử lý phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian sửa chữa và bảo dưỡng.
Khách hàng khi có nhu cầu mua lưỡi cưa vòng vui lòng liên hệ SĐT: 0373.992.799 để được liên hệ từ vấn và báo giá!